Quy định và Quy trình đóng gói sản phẩm đúng cách giúp bảo quản sản phẩm và gia tăng lợi thế cạnh tranh từ Quang Minh Group. Quy trình đóng gói thực phẩm gồm 4 bước chính và những lưu ý khi đóng gói và bảo quản thực phẩm trong sản xuất công nghiệp.
Dưới sự phát triển của thị trường hiện nay, các sản phẩm được xây dựng và phát triển với nhiều quy mô và doanh nghiệp khác nhau. Nhất là đối với sản phẩm thực phẩm trong ngành nghề tiêu dùng được các công ty Việt Nam phát triển và đưa ra thị trường trong nước và vươn ra các thị trường quốc tế hàng đầu hiện nay như: Mỹ, Đức, Nhật Bản… Tuy nhiên, chỉ tập trung chế biến sản phẩm thôi thì chưa đủ. Vì các sản phẩm được chế biến, xử lý tốt nhưng quá trình đóng gói sản phẩm không đúng quy cách và quy định thì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm khi đến tay khách hàng.
Đóng gói sản phẩm không chỉ chứa, bọc hay đựng sản phẩm mà đóng gói còn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Chất lượng sẽ giữ tốt hơn trong quá trình vận chuyển và bảo quản sản phẩm tốt hơn. Vì vậy, bảo quản sản phẩm đúng cách và đúng quy định sẽ giúp giảm thiểu rủi ro trong vận chuyển và bán hàng.
Trước khi sản xuất bất kỳ một sản phẩm nào cũng cần giai đoạn tạo hình. Giai đoạn này, giúp định hình sản phẩm cũng như cố định kích thước và khối lượng sản phẩm. Đối với những sản phẩm thực phẩm dưới dạng chất lỏng thì việc tạo hình sảnh phẩm là công đoạn không thể bỏ qua được.
Quy cách tạo hình sản phẩm đa dạng và không giới hạn. Tuy nhiên, để thuận tiện cho người sử dụng, quy cách đóng gói vẫn cần tuân thủ những yếu tố như: đảm bảo kích thước, đảm bảo khối lượng, đảm bảo tính tiện dụng khi sử dụng. Đối với các sản phẩm dạng lỏng và dung dịch sệt như: nước tương, tương ớt, nước mắm,... thì hình dạng phổ biến là dạng túi hình chữ nhật. Nhưng đối với các sản phẩm khác như sữa chua, sữa tươi thì thường bảo quản dưới hình dáng như túi, hộp vuông, chai, lọ.
Tạo hình sản phẩm không chỉ chứa đựng, bảo quản sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất mà nó còn liên quan tới nhãn dán, thời hạn sử dụng và thương hiệu sản phẩm và hướng dẫn sử dụng. Quy định về nhãn hàng hoá theo pháp luật yêu cầu được viết ở mục dưới đây để quý vị dễ dàng lựa chọn cho bạn.
Các nguyên liệu đầu vào có tốt và được lựa chọn kỹ càng hay công nghệ chế biến tốt đến bao nhiêu, nhưng sản phẩm bảo quản trong điều kiện không phù hợp. Chất lượng sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều, như vậy các giá trị dinh dưỡng và mùi vị trong thực phẩm sẽ bị biến mất. Tất cả công sức trong giai đoạn sản xuất trên cũng trở thành vô nghĩa. Vì vậy, sau khi lựa chọn hình dáng và kích thước của sản phẩm của mình, các vị cần lưu ý về việc lựa chọn chất liệu bao bì bảo quản thực phẩm. Như vậy, khách hàng mới có thể thưởng thức những sản phẩm thực phẩm với chất lượng tốt nhất.
Chức năng của bao bì gồm:
Quy trình đóng gói sản phẩm thông minh là quy trình lựa chọn những phương pháp và cách đóng gói sản phẩm phù hợp với nhiều yếu tố của nhà sản xuất. Chất liệu bao bì bảo quản sản phẩm rất đa dạng và có nhiều đặc tính khác nhau. Đối với các sản phẩm bao bì hiện tại có những đặc tính như: kim loại cứng, thuỷ tinh, nhựa cứng, nhựa dẻo, gỗ, kim loại mềm, màng kim loại, chất liệu plastic, giấy, bọc ni lông…Với những đặc tính khác nhau và đa dạng như vậy, để lựa chọn chất liệu bao bì thì mọi người nên lựa chọn theo đặc tính cụ thể của bao bì dưới đây.
Đặc tính bao bì của chất liệu thuỷ tinh
Đối với các sản phẩm thực phẩm được đóng gói bằng các chất liệu dễ gây vỡ, hư hại trong vận chuyển thì cần cố định và giảm thiểu lực tác động gây hư hại tới sản phẩm. Chúng ta có thể sử dụng khuôn cố định sản phẩm để giảm thiểu xê dịch khi vận chuyển. Như vậy, sản phẩm sẽ đảm bảo an toàn và tính hoàn thiện.
Tuy nhiên, để sản phẩm được chấp nhận trên thị trường và đảm bảo các mục tiêu thương mại thì những lưu ý dưới đây bạn không nên bỏ qua khi xây dựng quy trình đóng gói sản phẩm
Trong phạm vi bài viết, chúng tôi không nhắc tới quá trình xử lý nguyên vật liệu, bài viết chỉ tập trung vào đóng gói thực phẩm. Mỗi một sản phẩm cụ thể thì quy trình đóng gói có thể có sự khác biệt, bài viết mô tả những bước chính trong lĩnh vực đóng gói thực phẩm.
Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định nội dung trên nhãn hàng hóa, cách ghi nhãn hàng hóa lưu thông tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu, cách ghi xuất xứ, định lượng, thông tin cảnh báo trên nhãn hàng hóa.
Nghị định 43/2017 quy định nhãn hàng hóa phải thể hiện những nội dung sau:
– Tên hàng hóa;
– Xuất xứ hàng hóa;
– Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
– Những nội dung khác tùy vào tính chất loại hàng hóa.
Điển hình như nhãn hàng hóa đối với thực phẩm phải có định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần, cảnh báo, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản; nhãn hàng hóa đối với rượu phải ghi định lượng, hàm lượng etanol, hạn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, cảnh báo, mã nhận diện lô.
Theo quy định tại Nghị định số 43/CP, ngày sản xuất và hạn sử dụng được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch.
Trường hợp bắt buộc phải ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng mà nhãn hàng hóa đã ghi ngày sản xuất thì được phép ghi hạn sử dụng là khoảng thời gian kể từ ngày sản xuất, nếu nhãn hàng hóa đã ghi hạn sử dụng thì được phép ghi ngày sản xuất là khoảng thời gian trước sử dụng.
Đối với hàng hóa được san, chiết, đóng gói thì theo quy định tại Nghị định 43 năm 2017 phải thể hiện ngày san, chiết, đóng gói và hạn sử dụng được tính từ ngày sản xuất.
Những hàng hóa có bao bì đóng gói đơn giản, hàng hóa dạng rời ví dụ như phụ gia thực phẩm, hóa chất, bán trực tiếp cho người tiêu dùng theo quy định của Nghị định số 43/NĐ-CP năm 2017 phải được công khai những thông tin sau:
– Hạn sử dụng;
– Tên cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hóa;
– Hướng dẫn sử dụng;
Cảnh báo an toàn (nếu có).
Nghị định 43 quy định tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu có trách nhiệm ghi xuất xứ hàng hóa (nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa) theo quy định về xuất xứ hàng hóa hoặc Hiệp định mà Việt Nam là thành viên.
Ngoài ra, cũng theo Nghị định số 43/2017, thông số kỹ thuật và thông tin cảnh báo phải tuân thủ quy định của pháp luật (nếu có).
Hàng điện, điện tử, máy móc, thiết bị phải ghi thông số kỹ thuật. Hàng thuốc dùng cho người, vắc xin phải ghi chỉ định, cách dùng, chống chỉ định, số đăng ký lưu hành, dạng bào chế, quy cách đóng gói,…
Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về nhãn hàng hóa, cách ghi nhãn hàng hóa và các thông tin bắt buộc trên nhãn hàng hóa có hiệu lực từ ngày 1/6/2017 và bãi bỏ Nghị định 89/2006 về nhãn hàng hóa.